Hồ sơ và quy định lãi vay tín chấp TPBank | Hướng dẫn chi tiết A-Z

Hồ sơ vay tín chấp TPBank – Hướng dẫn chi tiết 2022. Hồ sơ vay tín chấp TPBank bao gồm những gì là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn vay tín chấp TPBank. Trong bài viết này quyentaichinh247 sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ và quy định lãi suất cho vay tín chấp TPBank!

ho-so-vay-tin-chap-tpbank-huong-dan-chi-tiet-2021

Xem Thêm: Thông Tin Về Biểu Phí Các Loại Thẻ TPBank Mới Nhất Hiện Nay

Đôi nét về Ngân hàng TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.

Hiện nay, TPBank đang là một trong những Ngân hàng được mọi người yêu thích và tin dùng tại Việt Nam. Bên cạnh đó từ một Ngân hàng nhỏ giờ đây chúng tôi đã và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường về mảng công nghệ số và vay tín chấp.

Trong thời điểm 4.0 như hiện nay có thể nói rằng các ngân hàng đều đang cố gắng tối ưu các thủ tục, giấy tờ để hỗ trợ khách hàng nhanh nhất có thể nhưng vẫn phải phù hợp với quy định. Đón đầu xu hướng đó trong số các ngân hàng hiện nay TPBank tự hào là ngân hàng đang dẫn đầu trên đường đua này với hồ sơ giấy tờ, thủ tục có thể nói là đơn giản và dễ dàng nhất hiện nay.

Đặc điểm vay tín chấp

Vay tín chấp có một số đặc điểm sau:

  • Vay tín chấp không được thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
  • Thế chủ động trong việc quyết định cho vay trả góp tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
  • Người vay (cá nhân hoặc doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.
  • Sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng.

Ưu điểm khi vay tín chấp ngân hàng TPBank

Tiêu dùng là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp (hình thức cho vay được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp) hoặc thế chấp (hình thức cho vay có tài sản đảm bảo), nhằm hỗ trợ nguồn tài chính giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống trước khi họ có đủ khả năng về tài chính.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân cần đến loại hình tài chính tiêu dùng này để có thể giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, đáp ứng các nhu cầu cần thiết, ổn định và vực dậy cuộc sống trở lại. So với việc đi vay nặng lãi tại những nguồn cung không đảm bảo, uy tín thì vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng sẽ là sự lựa chọn khả quan, an toàn hơn cho người tiêu dùng.

Ngày càng có nhiều khách hàng đăng ký vay trả góp tại TPBank vì những ưu điểm mà ngân hàng này mang lại :

 Vay tín chấp TPBank không cần tài sản cầm cố
 Hạn mức vay cao từ 20 – 70 triệu đồng, đặc biệt với sản phẩm vay theo lương khách hàng có thể được duyệt hạn mức lên tới 100 triệu đồng.
 Thủ tục, quy trình thẩm định vay tín chấp TPBank đơn giản
 Lãi suất cho vay ưu đãi, chỉ từ 0.8%/ tháng
 Thời gian giải ngân từ 24 – 48h làm việc
➥ Thời gian vay tiền TPBank kéo dài từ 6 – 36 tháng, giúp khách hàng có thể hoạch định kế hoạch tài chính tối ưu nhất.

Xem Thêm: Top 8 Thẻ Visa TPBank Ưu Đãi Tốt Nhất Hiện Nay

Các hình thức vay tín chấp ngân hàng TPBank

Vay tín chấp TPBank theo lương

  • Hạn mức vay tối đa: 100 triệu đồng
  • Lãi suất áp dụng: 1,2% – 1,8%/tháng
  • Hồ sơ trả góp từ 6 – 36 tháng

Điều kiện vay:

  • Có thu nhập hàng tháng tối thiểu 3 triệu đồng
  • Có bảo hiểm y tế do công ty mua
  • Có hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận công tác

Vay tín chấp TPBank theo hóa đơn tiện ích

Sản phẩm vay tiền TPBank theo hóa đơn tiện ích áp dụng cho khách hàng đứng tên hóa đơn tiền điện, internet, truyền hình cáp có nhu cầu vay.

Hồ sơ đơn giản bao gồm:

  • CMND
  • Hộ khẩu
  • Hóa đơn tiện ích đứng tên khách hàng

Vay tín chấp TPBank theo hợp đồng trả góp

Áp dụng cho đối tượng khách hàng đang có hợp đồng trả góp ở các tổ chức tín dụng khác như FE Credit, Lotte Finance, SHB…Hạn mức cho vay theo sản phẩm này tối đa 30 triệu đồng và khách hàng đang có dư nợ không quá 3 triệu / tháng.

Hồ sơ vay bao gồm:

  • CMND/CCCD
  • Sổ hộ khẩu/KT3/Xác nhận tạm trú
  • Biên lai đóng phí/Hợp đồng trả góp

Quy định về lãi suất cho vay

Căn cứ theo Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau:

Điều 476. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
  2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Điều kiện vay tín chấp ngân hàng TPBank

Trước hết chúng ta nên biết rằng TPBank hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng nhà nước, do đó, khách hàng vay tín chấp TPBank cần đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm :

  • Khách hàng là công dân có Quốc tịch Việt Nam
  • Tuổi từ 22 – 55 đối với nữ và 22 – 60 đối với nam
  • Có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu, nợ chú ý
  • Có thu nhập ổn định, tối thiểu 3 triệu đồng / tháng để có đủ khả năng trả nợ

Hồ sơ vay vốn ngân hàng TPBank

  • Mẫu đề nghị vay tiền TPBank được cung cấp khi làm Hồ sơ
  • CMND / Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu
  • Hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận công tác
  • Sao kê lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất
  • Hóa đơn điện, bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng trả góp ( nếu có )

Tìm Hiểu: Thẻ Visa Debit TPBank | Hướng Dẫn Mở Thẻ Và Sử Dụng

Quy trình vay tiêu dùng TPBank

Để nắm rõ cách làm hồ sơ củng như tăng tỉ lệ hồ sơ được duyệt, khách hàng cần nắm rõ quy trình tiếp nhận thông tin và thẩm định hồ sơ vay tín chấp ngân hàng TPBank như sau:

  • Bước 1: Nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp giấy đề nghị vay vốn, khách hàng cần điền đầy đủ và chính xác thông tin theo yêu cầu.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ, nhân viên ngân hàng tiếp nhận và tiến hành xác minh thông tin.
  • Bước 3: Bộ phận thẩm định của ngân hàng sẽ xác thực thông tin, khả năng trả nợ của khách hàng để đưa ra hạn mức và thời hạn vay phù hợp.
  • Bước 4: Nếu hồ sơ vay đạt yêu cầu, ngân hàng sẽ thông báo và hẹn ngày ký hợp đồng.
  • Bước 5: Giải ngân sau vài ngày làm việc.

Lưu ý về hình thức và nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng)

Hình thức và nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) được quy định cụ thể tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN  ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN).

Về hình thức

Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) phải được lập thành văn bản (Khoản 1 Điều 10)

Đây là lưu ý đầu tiên trước khi NTD có ý định tham gia loại hình giao dịch mới này.  Hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và TCTD là hợp đồng dân sự giữa các bên. Khi pháp luật chuyên ngành đã quy định cụ thể rằng “phải được lập thành văn bản” thì mọi hình thức giao kết khác (bằng lời nói, hành vi cụ thể…) sẽ dẫn đến việc hợp đồng đó vô hiệu về hình thức theo quy định của pháp luật dân sự.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ ràng về việc hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) quy định tại khoản 1 và 2 Điều 10 được lập dưới hình thức hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay từng lần) hoặc hợp đồng hạn mức và hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay theo hạn mức) (Khoản 3 Điều 10).

Về nội dung

Các nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN).

Khi nhận được dự thảo hợp đồng do TCTD cung cấp, NTD cần đọc, tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ toàn bộ nội dung hợp đồng trước khi quyết định giao kết, trong đó cần lưu ý và cân nhắc kỹ một số nội dung có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Ví dụ:

  • Thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức;
  • Các trường hợp áp dụng lãi phạt và cách tính;
  • Các loại phí khác mà NTD phải trả (ngoài các khoản phí và lãi cố định);

Về nghĩa vụ của các công ty tài chính đối với NTD liên quan đến hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng)

Phù hợp với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12, Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) cũng quy định cụ thể về việc các công ty tài chính có nghĩa vụ phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký và phải giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cụ thể hợp đồng cho vay tiêu dùng khi có yêu cầu của khách hàng (Khoản 4 Điều 10).

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về hồ sơ và quy định lãi suất cho vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng. Nếu bạn cần tư vấn về thủ tục và hồ sơ vay, hãy liên hệ với tôi là chuyên viên tư vấn kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tài chính và hỗ trợ vay vốn ngân hàng: