QUY ĐỊNH LÃI SUẤT VỀ CHO VAY TÍN CHẤP

Hiện nay, hoạt động cho vay tín chấp đang diễn ra phổ biến. Rất nhiều người có nhu cầu vay tín chấp tại ngân hàng và các công ty tài chính. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm chắc được các QUY ĐỊNH LÃI SUẤT VỀ CHO VAY TÍN CHẤP. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về vấn đề này.

Tìm Hiểu: VAY TÍN CHẤP DOANH NGHIỆP

1. Lợi ích của cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) trên thực tiễn

Tiêu dùng là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp (hình thức cho vay được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp) hoặc thế chấp (hình thức cho vay có tài sản đảm bảo), nhằm hỗ trợ nguồn tài chính giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống trước khi họ có đủ khả năng về tài chính.

Hơn thế nữa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân cần đến loại hình tài chính tiêu dùng này để có thể giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, đáp ứng các nhu cầu cần thiết, ổn định và vực dậy cuộc sống trở lại. So với việc đi vay nặng lãi tại những nguồn cung không đảm bảo, uy tín thì vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng sẽ là sự lựa chọn khả quan, an toàn hơn cho người tiêu dùng.

Tham Khảo: VAY TÍN CHẤP DÀNH CHO NGƯỜI 18 TUỔI

2. Đặc điểm vay tín chấp

Vay tín chấp có một số đặc điểm sau:

Vay tín chấp không được thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.

Thế chủ động trong việc quyết định cho vay trả góp tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.

Người vay (cá nhân hoặc doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.

Sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng.

3. Quy định về lãi suất cho vay:

 

Căn cứ theo Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau:

Điều 476. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
  2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Tham Khảo Thêm: VAY TÍN CHẤP NGÂN HÀNG TPBANK CÓ HỖ TRỢ NỢ XẤU KHÔNG?

4. Lưu ý về hình thức và nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng)

Hình thức và nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) được quy định cụ thể tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN  ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN).

4.1. Về hình thức: hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) phải được lập thành văn bản (Khoản 1 Điều 10)

Đây là lưu ý đầu tiên trước khi NTD có ý định tham gia loại hình giao dịch mới này.  Hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và TCTD là hợp đồng dân sự giữa các bên. Khi pháp luật chuyên ngành đã quy định cụ thể rằng “phải được lập thành văn bản” thì mọi hình thức giao kết khác (bằng lời nói, hành vi cụ thể…) sẽ dẫn đến việc hợp đồng đó vô hiệu về hình thức theo quy định của pháp luật dân sự.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ ràng về việc hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) quy định tại khoản 1 và 2 Điều 10 được lập dưới hình thức hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay từng lần) hoặc hợp đồng hạn mức và hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay theo hạn mức) (Khoản 3 Điều 10).

4.2. Về nội dung:

Các nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng) được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN).

Khi nhận được dự thảo hợp đồng do TCTD cung cấp, NTD cần đọc, tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ toàn bộ nội dung hợp đồng trước khi quyết định giao kết, trong đó cần lưu ý và cân nhắc kỹ một số nội dung có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Ví dụ:

Thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức;

Các trường hợp áp dụng lãi phạt và cách tính;

Các loại phí khác mà NTD phải trả (ngoài các khoản phí và lãi cố định);

4.3 Về nghĩa vụ của các công ty tài chính đối với NTD liên quan đến hợp đồng cho vay tín chấp (vay tiêu dùng)

Phù hợp với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12, Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) cũng quy định cụ thể về việc các công ty tài chính có nghĩa vụ phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký và phải giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cụ thể hợp đồng cho vay tiêu dùng khi có yêu cầu của khách hàng (Khoản 4 Điều 10).

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về quy định lãi suất cho vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng. Nếu bạn cần tư vấn về thủ tục và hồ sơ vay, hãy liên hệ với tôi là chuyên viên tư vấn kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tài chính và hỗ trợ vay vốn ngân hàng:

Chuyên viên tư vấn : Vũ Thị Hồng Quyên

Hotline : 0936028216

Email : Hongquyen92tpb@gmail.com

Tags: